SECURE SD-WAN - MẠNG WAN ẢO AN TOÀN

SECURE SD-WAN - MẠNG WAN ẢO AN TOÀN

11:48 - 18/07/2022

SD-WAN là gì?

Software-Defined Wide-Area Networking còn được gọi tắt là SD-WAN, hay mạng diện rộng được định nghĩa bằng phần mềm, là một kỹ thuật sử dụng phần mềm để thiết lập kết nối cho các mạng diện rộng (WAN), giúp chúng trở nên thông minh và linh hoạt hơn.

Địa chỉ mua thiết bị kiểm soát cửa uy tín tại Hà Nội
Intrusion Detection System - Hệ thống ngăn chặn tấn công xâm nhập là gì?
Cổng truy cập web an toàn (SWG) là gì?
Aruba Instant On là gì? Aruba Instant On có bao nhiêu dòng sản phẩm
Mẹo tăng tốc độ wifi để làm việc và học tập tại nhà hiệu quả

SECURE SD-WAN – MẠNG WAN ẢO AN TOÀN

SD-WAN là gì?

Software-Defined Wide-Area Networking còn được gọi tắt là SD-WAN, hay mạng diện rộng được định nghĩa bằng phần mềm, là một kỹ thuật sử dụng phần mềm để thiết lập kết nối cho các mạng diện rộng (WAN), giúp chúng trở nên thông minh và linh hoạt hơn.

Thông thường, SD-WAN bắt đầu bằng việc thiết lập kết nối WAN giữa các chi nhánh thông qua các kết nối internet băng thông rộng thương mại thay vì sử dụng các kênh truyền thuê riêng (thường dựa trên công nghệ cũ, đắt tiền được gọi là MPLS). Bên cạnh đó, các cấu hình và chính sách truy cập với SD-WAN cũng có thể được quản lý tập trung cho tất cả các chi nhánh mà không cần thiết phải quản trị thủ công từng thiết bị WAN riêng lẻ.

Tại sao SD-WAN lại quan trọng?

Chuyển đổi số làm cho việc sử dụng các ứng dụng và công nghệ hiện đại dựa trên điện toán đám mây ngày càng phố biến. Mục đích của nó là để tạo tiền đề cho các phương thức kinh doanh mới hiện đang gây ra nhiều sự thay đổi trên mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống.

Thách thức đầu tiên của chuyển đổi số nằm ở việc các Tổ chức, Doanh nghiệp cần đảm bảo cho lực lượng lao động ngày càng phân tán của mình có quyền truy cập vào hệ thống một cách an toàn, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Thật không may, các phương thức kết nối truyền thống thường làm phân tán, chia tách các văn phòng và chi nhánh với nhau đã làm cho nhu cầu chuyển đổi số bị cản trở.

Mô hình mạng WAN “hub-and-spoke” truyền thống được xây dựng dựa trên các kênh truyền thuê riêng có thể nhanh chóng bị quá tải trước xu thế ngày càng phổ biến của các ứng dụng như Office 365, đào tạo qua video và hội nghị truyền hình. Trong những môi trường như vậy, bộ phận CNTT phải đối mặt với một thách thức vô cùng lớn là làm thế nào để tối ưu hóa hiệu suất mạng mà không bị cuốn vào guồng quay vô tận của việc gia tăng chi phí đầu tư vào đường truyền, nâng cấp phần cứng và cấu hình lại hệ thống mạng nhiều lần.

Ngày nay, các Tổ chức và Doanh nghiệp cần phải có những giải pháp CNTT nhanh nhẹn, linh hoạt và tiết kiệm chi phí nếu muốn cạnh tranh một cách hiệu quả. Họ cần các giải pháp dễ thực hiện, có khả năng mở rộng cao và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và thay đổi mỗi ngày. Ngoài ra, trong một thế giới mà thời gian chết có thể ảnh hưởng lớn đến cả danh tiếng và kết quả kinh doanh, các Doanh nghiệp cần phải được đảm bảo rằng các giải pháp mạng mà họ lựa chọn luôn luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi.

SD-WAN được xem là giải pháp có thể giải quyết hài hòa bài toán này. Đặc biệt, các phương pháp mới này cũng mang lại cho Doanh nghiệp những lợi ích kèm theo như khả năng mở rộng linh hoạt và tăng cường độ bảo mật cho hệ thống. Đó là lý do tại sao SD-WAN đang và sẽ trở thành một trong những giải pháp mạng phổ biến nhất hiện nay.

Sự khác biệt giữa mạng WAN truyền thống và SD-WAN

Chỉ một vài năm về trước, các Tổ chức và Doanh nghiệp đã bắt đầu đua nhau cải tiến hệ thống mạng hiện tại của họ bằng cách đầu tư mạnh vào các kênh truyền thuê riêng đặc biệt, các thiết bị mạng chuyên dụng và chuyên gia vận hành trong việc thiết lập các mạng WAN. Những năm về sau, họ thường gặp phải vấn đề trong việc dành nhiều ngày và thậm chí hàng tuần để cấu hình cho thiết bị hoạt động ổn định trên hệ thống mạng của họ.

SD-WAN ra đời là một công nghệ mới với cơ chế hoạt động khác biệt. Nó cho phép các Công ty sử dụng những kết nối internet băng thông rộng thương mại từ bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ (ISP) nào sẵn có tại mỗi chi nhánh, thay vì thuê riêng các kênh truyền đặc biệt, đắt tiền như các đường MPLS từ các nhà cung cấp viễn thông. Một số giải pháp SD-WAN thậm chí còn trộn lẫn và kết hợp các công nghệ kết nối và các ISP khác nhau một cách thông minh, giúp gia tăng hiệu suất chung của hệ thống mạng tại mỗi chi nhánh.

Việc cấu hình tất cả các thiết bị tại các chi nhánh có thể được quản lý tập trung, giúp loại bỏ việc chỉnh sửa một cách thủ công các thiết lập trên từng thiết bị một. Các quản trị viên hiện tại có thể quan sát trạng thái của toàn bộ hệ thống một cách đầy đủ, trên một giao diện quản trị duy nhất mà không còn cần phải truy cập vào từng bộ định tuyến WAN riêng lẻ. Vì vậy họ sẽ có được cái nhìn tổng quan các sự kiện đang xảy ra và phản ứng nhanh hơn với các sự cố và nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn hệ thống.

Các lợi ích mà SD-WAN mang lại

Nhiều Doanh nghiệp hoặc các Cơ quan Chính phủ tìm đến SD-WAN nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ sự phụ thuộc của họ vào các kênh truyền MPLS tốn kém. Tuy nhiên, đó chỉ là khởi đầu của những gì mà SD-WAN có thể mang lại cho các Tổ chức, Doanh nghiệp:

  1. Tiết kiệm chi phí đầu tư: SD-WAN có thể giảm thiểu chi phí vận hành liên tục bằng cách chuyển từ các kênh truyền MPLS đắt tiền sang các kết nối internet băng thông rộng thương mại như FTTH, DSL, hoặc thậm chí là các công nghệ sóng di động.
  2. Tăng cường hiệu năng cho các ứng dụng đám mây: Với SD-WAN, các kết nối mới có thể được bổ sung nhanh chóng và dễ dàng vào các chi nhánh cần nhiều băng thông hơn. Và bằng cách kết nối các chi nhánh trực tiếp với internet, SD-WAN sẽ giảm bớt các nút thắt cổ chai và độ trễ thường hay gặp phải với các mạng WAN cũ.
  3. Tận dụng đồng thời nhiều kết nối: Các môi trường WAN truyền thống thường sử dụng một kết nối mạng riêng lẻ đi vào từng chi nhánh. Với SD-WAN, nhiều kết nối từ các ISP khác nhau có thể được sử dụng đồng thời để dự phòng lẫn nhau, loại bỏ rủi ro mất kết nối khi một đường truyền gặp sự cố.
  4. Tăng cường độ linh hoạt: Khi Doanh nghiệp tiến hành mở rộng văn phòng hoặc chi nhánh mới, thời gian là tiền bạc. SD-WAN cho phép bạn thiết lập một mạng WAN an toàn và đáng tin cậy trong thời gian sớm nhất bằng cách sử dụng bất kỳ đường truyền internet từ bất kỳ ISP nào phù hợp nhất.
  5. Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên: SD-WAN cho phép Doanh nghiệp phân bổ kết nối cho các ứng dụng chính một cách thông minh với nhiều kết nối khác nhau, bao gồm cả các đường truyền nội bộ cũng như các kết nối Internet, và cũng có thể thiết lập kiểm soát chất lượng dịch vụ (QoS) khác nhau cho từng kết nối. Điều này cho phép Doanh nghiệp sử dụng các tài nguyên phù hợp trong từng tình huống cụ thể để tối đa hóa hiệu suất và năng suất trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu cắt giảm chi phí.

THÔNG TIN VỀ HÃNG CUNG CẤP GIẢI PHÁP XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ SMART24H.VN 0964.343.882